Hosting Là Gì?
Mục Lục
Hosting là gì? Theo một cách dễ hiểu nhất thì nếu như bạn coi Website là một ngôi nhà, Domain (tên miền) là địa chỉ của ngôi nhà thì Hosting chính là mảnh đất để xây ngôi nhà đó. Tại Hosting cũng chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin sử dụng giữa Internet với Website và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.

Hosting là gì?
Hosting hay Web Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có thể cài dặt các dịch vụ như: World wide web (www), truyền File (FPT) mail….bạn có thể chứa những nội dụng trang web hoặc dữ liệu trên đó.
Ví dụ: bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, nếu bạn muốn cho người khác xem thì bạn phải tải File đó lên mạng, nơi lưu trữ file đó gọi là Hosting.

Yêu cầu và tính năng cần thiết của Hosting?
Một Hosting mạnh mẽ và tốt được đánh giá dựa vào yếu tố như: tốc độ, dung lượng, băng thông, khả năng chịu tải cũng như dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp Hosting
Tốc độ

Tốc độ tải trang là khoảng thời gian được tính từ khi người dung internet bắt đầu truy cập vào website đến khi nội dung trên website được tải xong. Thời gian một hosting mạnh được đánh giá cao khi load website từ 3 – 5 giây.
Để tốc độ website đạt mức tốt nhất, máy chủ khi chạy Web phải có cấu hình đủ lớn để dễ dàng xử lý, đáp ứng được lượng truy cập lớn cùng lúc. Đường truyền kết nối tốc độ cao để mạch dữ liệu không bị tắc nghẽn. Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ Hosting bên nước ngoài thì nên chọn máy chủ ở Nhật hoặc Singapore để có tốc độ tải về Việt Nam nhanh nhất
Dung lượng
Dung lượng Hosting là dung lượng lưu trữ (Disk Space) – Khoảng không gian trong ổ cứng máy chủ bạn sử dụng để lưu trữ dữ liệu của mình. Website dữ liệu càng nhiều thì dung lượng Hostsing càng phải lớn. Những Hosting trả phí thường cung cấp dung lượng từ 1GB – 10GB tùy theo nhu cầu bạn cần
Băng thông
Băng thông là của lương dữ liệu trao đổi giữa Website với người dùng Internet trong một tháng. Chẳng hạn như, nếu bạn tải lên Website của mình với File có kích thước 1MB. Trong 1 tháng nếu có 100 người dùng tải file đó thì có nghĩa băng thông của bạn đã tốn 100MB. Chính vì vậy bạn cần cân đối số lượng khách truy cập vào Wesbite của mình. Nếu không chi phí bạn bỏ ra sẽ rất lớn
Khả năng chịu tải

Khả năng chịu tải của Hosting là khả năng chấp nhận người dung online trong cùng một thời điểm. Có những gói Hosting lớn cho phép cả nghìn người truy cập cùng lúc mà tốc độ tải trang vẫn mượt mà.
Để biết khả năng chịu tải của một gói Hosting có tốt hay không, bạn nên tham khảo một số người đã từng sử dụng để lựa chọn gói tốt nhất
Nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ tốt
Khi lựa chọn Hosting bạn cần lựa chọn, cân nhắc kỹ về dịch vụ hỗ trợ và đội ngũ chăm sóc của đơn vị đó. Hosting không giống như Domain. Domain khi đăng ký thường khống có nhiều vấn đề phát sinh nhưng Hosting lại có thể xảy ra nhiều trục trặc trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy lựa chọn mội đơn vị cung cấp Hosting tốt và đội ngũ chăm sóc, hỗ trợ nhanh nhất khi có vấn đề xảy ra
Các loại Hosting phổ biến
Shared Hosting
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Share Hosting là hình thức lưu trữ Web phổ biến hiện nay. Đây cũng là loại Hosting giá rẻ với chi phí bỏ ra thấp. Với Shared hosting, dữ liệu của Website sẽ được lưu trữ chung cùng một máy chủ. Có nghĩa là tất cả các Website đến từ các tài khoản khác nhau được xử lý chung một CPU. Như vậy thì tài nguyên sử dụng sẽ ít hơn, đó chính là lý do tại sao Shared Hosting có giá rẻ như vậy.
Các máy chủ được sử dụng để lưu trữ Website thường lớn và có khả năng hoạt động tốt hơn so với máy tính cá nhân. Vì vậy, nó có thể lưu trữ dữ liệu của hàng trăm Website và không gặp trục trặc gì – Miễn là Website không có quá nhiều dữ liệu.
Shared Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất
Nhược điểm
1. Dễ gặp sự cố
Mặc dù chi phí cho nó là khá rẻ, đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên trong trường hợp phải xử lý hàng ngàn khách truy cập cùng lúc thì trang Web của bạn dễ gặp phải sự cố.
2. Không có khả năng tùy chỉnh môi trường lưu trữ:
Đối với một Website chạy WordPress đơn giản thì sẽ không có ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên nếu sử dụng website cấu trúc phức tạp hơn sẽ có một số rắc rối xảy ra.
3. Có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề của Website khác:
Dù bạn có cẩn thận trong việc bảo mật Website của mình như thế nào đi nữa thì website của bạn cũng sẽ có thể bị Virus tấn công và các phần mềm độc hại khác. Vì “nhà” của bạn đang được xây chung trên một mảnh đất có nhiều “ngôi nhà” của người khác nên Website của bạn cũng bị ảnh hưởng
4. Bảo mật không tốt
Nếu bạn chia sẻ cùng địa chỉ IP với Website khác trên cùng máy chủ. Nếu một người dùng tài khoản của họ để spam email thì Website của bạn có thể bị chặn bởi tường lửa nội dung và bộ lọc của email
Dedicated Server Hosting
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát máy chủ với Dedicated Server Hosting. Vì vậy sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên giá gói đăng ký sẽ đắt và việc quản lý cũng khó hơn.
Khi bạn truy cập trực tiếp vào máy chủ đang lưu trữ dữ liệu Website của mình, bạn có thể đặt bất kỳ loại phần mềm thích hợp nào bạn muốn, thây đổi ngôn ngữ hoặc chỉnh sửa cài đặt cấu hình
Nếu như bạn có một Website bán hàng chạy hệ thống quản lý doanh nghiệp hoặc xây dựng phần mềm tùy chỉnh, bạn nên sử dụng Dedicated Server Hosting.

Ưu điểm khu sử dụng Hosting này là Website của bạn chính là thứ duy nhất tiêu tốn tài nguyên từ máy chủ. Điều này giúp tăng tốc độ lưu trữ đáng kể.
Với Dedicated Sever Hosting sẽ có giá đắt hơn so với các gói khác. Với Dedicated Sever Hosting bạn sẽ là người duy nhất sử dụng máy chủ và bạn phải trả toàn bộ chi phí.
VPS hosting
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
VPS viết tắt của Virtual Private Server. Với VPS bạn có máy chủ chuyên dụng nhưng là máy chủ ảo chứ không phải máy chủ vật lý. Điều nay mang đến những lợi ích của cả Shared Hosting và Dedicated Sever Hosting.

Với VPS bạn hoàn toàn kiểm soát được không gian lưu trữ dữ liệu trên Website tương tự như cách bạn với máy chủ Dedicated Server Hosting. Điều này sẽ hữu ích nếu bạn đang phát triển các ứng dụng tùy chỉnh hoặc điều hành một doanh nghiệp.
Với lưu trữ VPS, bạn có thể toàn quyền kiểm soát không gian lưu trữ dữ liệu giống như cách bạn sử dụng gói Dedicated Server Hosting. Điều này đặc biệt có lợi nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp SaaS hoặc đang phát triển ứng dụng dạng tùy chỉnh.
Đặc biệt khi sử dụng Hosting này, hiệu năng của Website sẽ không bị ảnh hưởng bởi lượng truy cập lớn từ các website khác vì tài khoản VPS có địa chỉ IP riêng.
Hosting là gì? Qua bài viết trên thì mình hy vọng bạn đã hiểu được các định nghĩa của Hosting và các gói khi sử dụng Hosting. Chúc các bạn thành công.